Bối cảnh Abenomics

Điều kiện kinh tế Nhật Bản trước Abenomics

GDP danh nghĩa của Nhật Bản (chỉ số năm 1997 là 100) và Thu nhập bình quân hàng năm của Nhật Bản (chỉ số năm 1997 là 100).

Chính phủ Nhật Bản đã tăng định mức thuế tiêu thụ từ 3% đến 5% vào năm 1997, điều này dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tếgiảm phát nền kinh tế. Chính phủ tăng thuế tiêu thụ năm 1997 nhằm mục đích cân đối ngân sách, sau đó nguồn thu chính phủ giảm 4,5 nghìn tỷ JP¥ vì sức tiêu thụ suy giảm. Nhật Bản ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP 3% năm 1996 nhưng sau khi tăng thuế thì nền kinh tế chìm trong suy thoái.[3] Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa dưới mức 0 trong hầu hết 5 năm sau khi tăng thuế.[4][5] Thu nhập bình quân hàng năm của Nhật Bản tăng trong giai đoạn 1992-1997, nhưng thu nhập bình quân bắt đầu giảm sau khi tăng thuế tiêu thụ có hiệu lực vào năm 1997. Sau năm 1997, thu nhập bình quân giảm nhanh hơn GDP danh nghĩa.

Năm 2012, Quốc hội Nhật Bản dưới thời thủ tướng Nhật Bản nhiệm kỳ trước là Noda Yoshihiko đã thông qua một dự luật tăng thuế tiêu thụ lên mức 8% năm 2014 và 10% năm 2015[6] để cân đối ngân sách quốc gia; việc tăng thuế tiêu thụ này dự kiến sẽ tiếp tục ngăn cản tiêu dùng.[7]

Điều kiện kinh tế thế giới trước Abenomics

Trong thời kỳ đại suy thoái toàn cầu, Nhật Bản đã bị tổn thất 0,7% GDP thực tế trong năm 2008 và sau đó bị tổn thất nghiêm trọng 5,2% GDP trong năm 2009. Ngược lại, dữ liệu về tăng trưởng GDP thực tế của thế giới tăng 3,1% trong năm 2008 và sau đó tổn thất 0,7% trong năm 2009.[8] Xuất khẩu từ Nhật Bản giảm từ 746,5 tỷ US$ năm 2008 xuống còn 545,3 tỷ US$ năm 2009, mức giảm 27%.[9] GDP danh nghĩa tại Nhật Bản năm 2013 ở cùng mức năm 1991 trong khi chỉ số thị trường chứng khoán Nikkei 225 đạt đỉnh lần thứ ba.[2]

Nền tảng ý thức hệ của Abenomics

Chính sách kinh tế của Abe Shinzō cũng liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc giống như một cường quốc kinh tế và chính trị. Những người ủng hộ Abe Shinzō bị thu hút bởi sự tương đồng rõ ràng giữa Abenomics và chương trình phú quốc cường binh thời kỳ Minh Trị. Ngoài việc thêm một đối trọng mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, việc tăng cường kinh tế Nhật Bản cũng là một dụng ý thúc đẩy Nhật Bản không còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong vấn đề quốc phòng.[2]

Triển vọng kinh tế tại Nhật Bản 1994-1999 [10]
NămGDP danh nghĩa (tỷ JP¥)Tăng trưởng GDP danh nghĩa (%)Người thất nghiệp (nghìn)Dân số hoạt động kinh tế (nghìn)Thất nghiệp (%)
1994486.526,31,191.92066.4502,88
1995493.271,71,382.10066.6603,15
1996502.608,91,892.25067.1103,35
1997512.248,91,912.30067.8703,38
1998502.972,8-1,812.79067.9304,10
1999495.226,9-1,543.17067.7904,67

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Abenomics http://lexicon.ft.com/Term?term=abenomics http://www.kantei.go.jp/jp/97_abe/statement/2015/0... http://www.kantei.go.jp/jp/singi/hatarakikata/pdf/... http://www.kantei.go.jp/jp/singi/ichiokusoukatsuya... http://www.aei.org/article/economics/financial-ser... //dx.doi.org/10.1787%2Fna_vol_2-2006-en-fr https://www.bloomberg.com/news/articles/2013-04-04... https://www.economist.com/asia/2013/10/03/taxing-t... https://www.economist.com/news/leaders/21578044-sh... https://www.forbes.com/sites/chriswright/2013/10/0...